top of page

Daniel Farke và nhận định về số điểm trung bình mỗi lần đá chính (points per start)

  • Ảnh của tác giả: Daryl Thai Dao
    Daryl Thai Dao
  • 2 thg 3, 2020
  • 8 phút đọc

Đã cập nhật: 19 thg 9, 2020

(Lược dịch từ bài Farke is wrong - if points per start mattered, Lovren would play ahead of Van Dijk được đăng trên The Athletic của tác giả Tom Worville)



Hãy thử tưởng tượng trong một thế giới mà Dejan Lovren án ngự hàng phòng ngự của Liverpool thay vì Virgil van Dijk, Reiss Nelson khuấy đảo hành lang cánh trái của Arsenal và Pierre-Emerick Aubameyang phải ngồi trên băng ghế dự bị, hay Ross Barkley thường xuyên di chuyển trên sân trong vai trò của một tiền vệ trong đội hình của Frank Lampard trong khi N'Golo Kanté khởi động ngoài đường biên. Nếu một trong những điều này thực sự xảy ra, các cổ động viên sẽ phát điên lên.


Đó là điều có thể xảy ra nếu chúng ta áp dụng cách suy nghĩ của HLV Norwich City Daniel Farke vào cách chọn đội hình ra sân cho mỗi trận đấu.


Gần đây Farke đã có những nhận định trong một buổi phỏng vấn về việc ông sử dụng thông số để chọn đội hình ra sân, hay cụ thể hơn, không lựa chọn Emiliano Buendía. Đây có thể là lần đầu tiên một huấn luyện viên chia sẻ về việc tận dụng số liệu để nói về cách lựa chọn của ông.


Dưới đây là những lời trích dẫn từ Farke:

"Khi tôi xem xét về khả năng kiến tạo của cậu ấy, cậu ấy đã ở một đẳng cấp cao với 7 [đường kiến tạo]. Có lẽ sẽ không thể so sánh với những tiền vệ cánh đẳng cấp thế giới nhưng ở đẳng cấp của chúng tôi, như thế đã là quá tốt và con số đó là tốt nhất so với các cầu thủ trong đội.
"Thú thật rằng, chúng tôi đang ở vòng 26 và cậu ấy vẫn chưa có nổi một bàn nào. Cậu ấy cũng có một vài pha mất bóng và đôi khi không di chuyển xẻ nách [hàng hậu vệ đối phương].
"Điều chúng tôi luôn quan tâm là thành công của toàn đội và thông số quan trọng nhất là số điểm trung bình của đội hình xuất phát. Cậu ấy có nhưng thông số rất ấn tượng nhưng số điểm trung bình mỗi khi cậu ấy xuất phát; không một tiền vệ cánh nào có con số tệ hơn."

Thật bực bội [khi nghe những lời phát biểu đó] bởi Farke đã cho thấy trong quá khứ rằng mình là một huấn luyện viên hiểu thêm được những khía cạnh xúc cảm của bóng đá. Ví dụ như, ông đã có một lời phát biểu khá hay trong quá khử về "bảng xếp hạng không bao giờ nói dối... nhưng dù cho đến cuối mùa giải đi chăng nữa, nó cũng sẽ không nói dối."




Vì thế nên có cảm giác bất ngờ khi nghe Farke nói rằng ông sử dụng một lí do thiếu thuyết phục để biện minh cho việc ông không sử dụng Buendía. Thế nhưng, vị chiến lược gia người Đức cũng cố gắng bảo vệ quan điểm của mình về Buendía và cách sử dụng số liệu trong buổi họp báo ngày hôm nay.


"Vào mùa hè, tôi được một người đại diện tiếp cận và gửi cho tôi số liệu về những hậu vệ xuất sắc nhất Championship - số lần tắc bóng mỗi trận, cắt bóng, vv," Farke đề cập. "Thế nhưng họ thi đấu cho ai? Bolton. Một đội bóng bị rớt hạng."


Những người đại diện thường được khuyến khích để làm cho khách hàng của họ trông hoàn hảo hơn. Không thực sự trung thành với sự thật và sử dụng những con số phù hợp với từng cầu thủ là một phần của công việc của họ để thúc đẩy thương vụ chuyển nhượng diễn ra thành công. Những thông số phòng ngự của các hậu vệ Bolton thường rất cao bởi họ phải tham gia vào nhiều tình huống phòng ngự hơn trên đường đi xuống League One. Bolton sở hữu thời lượng cầm bóng trung bình gần như ít nhất, với chỉ 43.4% (xếp thứ 23 trên tổng số 24 đội tại Championship mùa giải trước). Nếu một đội bóng sở hữu bóng ít đi, tất nhiên họ sẽ phải phòng ngự nhiều hơn.


Bất cứ ai đã làm việc trong mảng phân tích bóng đá sẽ bảo bạn rằng nhiều hơn không phải là tốt khi nói về phòng ngự, và khía cạnh phòng ngự của trận đấu thường sẽ là phần việc khó nhất để phân tích, bởi không như khía cạnh tấn công của trận đấu, rất nhiều những hoạt động phòng ngự không liên quan đến việc chạm vào bóng. Tắc bóng và cắt bóng là rất hữu hình, nhưng còn việc chọn vị trí để cắt những tuyến chuyền bóng, hay khả năng giữ vị trí trong hàng phòng ngự?


Số liệu, khi được sử dụng hợp lí và trung thực, sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về những gì diễn ra trên sân. Nhắc đến những người đại diện chỉ làm yếu đi quan điểm của Farke về việc không tin dùng số liệu mỗi khi đưa ra những quyết định.


Khi nhắc đến việc lựa chọn các cầu thủ để đăng kí vào danh sách thi đấu mỗi khi cuối tuần đến, không có một con số chắc chắn nào để dựa dẫm vào. Bạn có thể sử dụng một con số duy nhất trong những môn thể thao đơn giản hơn (như cuộc thi chạy bứt tốc 100m) bởi chỉ có một thứ để đo lường (tốc độ). Bóng đá là một môn thể thao phức tạp hơn và các cầu thủ thường được yêu cầu thực hiện rất nhiều thứ đến mức rất khó để gom tất cả lại thành một con số duy nhất - nhất là một con số nhức nhối và ngụy biện như số điểm trung bình mỗi lần xuất phát. Hãy cùng tìm hiểu một vài viễn cảnh để hiểu rõ hơn vấn đề trên.


Hãy tưởng tượng một đội bóng đang áp đảo giải đấu mà họ đang thi đấu và gần như sẽ ôm chắc chắn chức vô địch trong tay. Huấn luyện viên của đội bóng đó có thể dùng một người lạ để trám vào tuyến tiền vệ và vẫn giành được chức vô địch. Nhờ đó số điểm trung bình mỗi lần xuất phát sẽ nhảy lên, biến cầu thủ ấy trở thành một sự bổ sung chất lượng mặc dù không thể đóng góp gì cho toàn đội. Nhưng cầu thủ đó có xứng đáng với số điểm đó không? Nhiều khả năng là không.


Một ví dụ khác: hãy lấy một đội bóng thường xuyên về đích ở giữa bảng xếp hạng trong nhiều mùa giải liên tiếp. Nếu ngôi sao trong đội hình của họ chỉ thi đấu với bốn đội bóng tốt nhất giải đấu cả lượt đi lẫn về, và đội bóng đó thua ít nhất một lượt trong những trận đấu đó, con số số điểm mỗi trận xuất phát sẽ chắc chắn rất tệ. Thông số cá nhân của anh ấy chắc chắn sẽ khả quan nhưng nếu xét về màn trình diễn chung của toàn đội, anh ấy không thật sự quá nổi bật. Khi đến thời điểm gia hạn hợp đồng, người đại diện của anh ấy sẽ có khoảng thời gian khó khăn thuyết phục giám đốc thể thao để có thể nhận được một bản hợp đồng mới cho khách hàng của người đại diện ấy trong một thế giới mà số điểm mỗi trận xuất phát thống lĩnh thế giới bóng đá.


Với việc xem điểm số như một loại tiền tệ, có một giả thuyết rằng đó chính là thước đo chính xác nhất về màn trình diễn của một cầu thủ hay một đội bóng, và những điểm số tích lũy được sau mỗi trận đấu là phần thưởng xứng đáng cho màn trình diễn của họ. Nhưng nếu một đội bóng thua 1-0 mặc dù áp đảo hoàn toàn trận đấu, tạo ra nhiều cơ hội chất lượng hơn nhưng lại để thủng lưới ở những phút cuối, chắc chắn rằng các cầu thủ không đáng bị phạt bởi, ít nhất là với những gì đã diễn ra trên sân, một trận thua có sự ảnh hưởng rất lớn của Thần May mắn?


Những ví dụ ở đầu bài viết này đều là những cầu thủ có số điểm trung bình mỗi trận xuất phát cao hơn những người đồng đội của họ, nhưng rất ít trong số họ là những sự lựa chọn hợp lí ở vị trí của họ.





Có những trường hợp rất điển hình cho điều này nhưng hi vọng rằng quan điểm đã được làm rõ đến thời điểm này - sử dụng số điểm mỗi trận xuất phát không phải là một phương án khả thi để chọn ra đội hình thi đấu.


Vậy nếu như không có một con số cụ thể nào để có thể dựa vào khi chọn đội hình, thông số nào có thể được sử dụng? Để bắt đầu, điều này dựa vào chiến thuật mà một huấn luyện viên muốn sử dụng, vai trò của những cầu thủ trong sơ đồ đó, và những ai là có sẵn để được chọn. Huấn luyện viên cũng thường xem xét đến những cầu thủ đã có thái độ tập luyện tốt, thể lực ổn định và hơn thế nữa.


Buendía thường xuyên được sử dụng như mộ tiền vệ tấn công lệch phải trong sơ đồ 4-2-3-1 của Norwich. Khi tham gia tấn công, điều mà một huấn luyện viên thường để mắt đến là khả năng sáng tạo, khả năng tịnh tiến bóng và bàn thắng. Làn lượt xem xét từng khía cạnh này, vấn đề có nên sử dụng Buendía hay không lại rất rõ ràng.


Về khả năng sáng tạo của anh, tiền vệ người Argentina là bộ não của toàn đội và là tiền vệ sáng tạo đáng tin cậy nhất của giải.





Norwich hiện đang vật lộn trong cuộc chiến trụ hạng và hiện đang cần nhiều hỏa lực nhất có thể. Farke nhận thấy khả năng sáng tạo của Buendía và ông có đề cập đến nó trong những bình luận của ông khi nhắc đến con số 7 đường kiến tạo của anh - nhưng lại thất bại trong việc nhận ra tầm quan trọng của khả năng tạo ra những đường kiến tạo đó. Trong những trận đấu gần đây, Lukas Rupp đã có cho mình 1,1 cơ hội tạo ra mỗi 90 phút từ hành lang cánh phải. Buendía lại có một con số cao hơn gấp 3 lần - 3,4 mỗi 90 phút.


Chắc chắn rằng vẫn cần những lời giải thích cho vấn đề này. Chúng ta đo lường số lần tịnh tiến bóng bằng nhiều cách khác nhau. Một trong những cách đơn giản nhất chính là quan sát xem bao nhiêu lần cầu thủ đó có thể đưa bóng vào vòng cấm của đối phương. Trên khía cạnh này, một lần nữa, Buendía là một cầu thủ nổi bật, trong khi Rupp lại là một phương án an toàn hơn.





Con số chỉ thị những lần mất bóng của Buendía ở mức khá cao, nhưng như Michael Cox đã từng đề cập, đây không luôn là điều xấu. Thực hiện những đường chuyền vào khu vực cấm địa là một kĩ năng khó và những lần thực hiện đôi khi không phải lúc nào cũng thành công. Hãy đối mặt với việc, nếu như những con số đó cao hơn, anh ấy đã không phải thi đấu ở Carrow Road.


Farke đã đúng rằng sau 26 vòng đấu Buendía chưa ghi bàn, nhưng đây là một tập thể Norwich City ít ghi bàn. Họ xếp thứ 523 trong tổng số 564 đội thi đấu tại Premier League trong lịch sử. Có thể nói rằng Buendía khá thiếu may mắn khi chưa có nổi một bàn thắng ở mùa giải này khi mà tổng xG (bàn thắng kì vọng) của anh ở mức 1,8. Hơn nữa, anh cũng thực hiện nhiều cú sút hơn Rupp với 1,1 cú sút mỗi 90 phút so với con số 0,6 của Rupp.


Mặc dù để mất nhiều bóng hơn so với bất kì cầu thủ Norwich City nào, Buendía là một chân kiến tạo và cầu thủ tịnh tiến bóng xuất sắc trong đội hình của họ. Số điểm trung bình mỗi trận xuất phát có thể không giúp anh được chọn nhưng sự phù hợp của anh với vai trò mà anh đang thi đấu và khả năng sáng tạo mà anh đã thể hiện ở mùa giải này sẽ bù lại điều đó, và chắc chắn rằng rất nhiều đội bóng ở châu Âu đều có suy nghĩ giống như vậy.

Comments


bottom of page